Bí quyết trị ho cảm cho trẻ vào ngày xuân hiệu quả, ít ai biết

Bí quyết trị ho cảm cho trẻ vào ngày xuân hiệu quả, ít ai biết2

Theo thống kê, vào mùa Xuân, thời tiết lạnh, ẩm, nhiệt độ trong ngày chênh lệnh nhiều dẫn đến tỷ lệ trẻ bị mắc các bệnh ho, cảm, viêm đường hô hấp… tăng lên đáng kể (từ 20-25%) so thông thường.

Đây là những bệnh phổ biến ở trẻ em. Song thực tế, nếu không cẩn thận phòng, chữa kịp thời, rất có thể sẽ gây nhiều biến chứng đáng lo ngại như viêm phế quản, viêm phổi, viên tai giữa…

Vì sao ho – cảm tăng mạnh vào mùa xuân?

Số liệu của ngành y tế ghi nhận: chỉ tính riêng trẻ em mầm non và tiều học trên cả nước, trung bình mỗi năm sẽ phát sinh từ 3-8 bệnh ho hoặc cảm. Trong khi đó, theo các bác sỹ chuyên khoa Nhi: Hầu hết trẻ bị ho – cảm lạnh thường do virus gây ra với 2 triệu chứng thường gặp nhất là hắt hơi, ho và sổ mũi. Ho thường nặng hơn vào ban đêm. Một số trẻ khi bị ho – cảm đôi khi kèm theo hiện tượng sốt, đau họng, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ít hoặc bỏ ăn. Một số trường hợp trẻ bị nôn mửa sau khi ho hoặc đau tai nhẹ (do ho, sổ mũi nhiều).

Bí quyết trị ho cảm cho trẻ vào ngày xuân hiệu quả, ít ai biết

Lý giải về tình trạng gia tăng đáng kể bệnh ho – cảm ở trẻ trong những ngày xuân, nhất là tại các tỉnh phía Bắc, các bác sỹ Tai – Mũi – Họng cho rằng:  Do nền nhiệt thấp lại hay có mưa, độ ẩm cao (đôi khi lên tới 100%). Hơi nước nhiều, thời tiết lạnh… sẽ là môi trường tốt cho nấm mốc phát triển, vi khuẩn, virus sinh sôi, nảy nở.

Trong khi đó, để  hô hấp, con người phải hít thở kèm theo khoảng 10.000 vi sinh vật trong không khí mỗi ngày. Chính vì thế, khi số lượng vi khuẩn tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị cảm lạnh, viêm mũi họng, từ đó gây ho.

Điều trị ho cảm cho trẻ sao mới hiệu quả?

Các bác sỹ nhi khoa khẳng định trường hợp trẻ bị ho – cảm mà chưa kèm theo các dấu hiệu sốt, mệt mỏi lì bì nên sử dụng ngay các sản phẩm trị cảm trẻ em từ thảo dược, vệ sinh mũi – họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Các chuyên gia nhấn mạnh, nguyên nhân của những biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho ở trẻ chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân trẻ bị nhiễm lạnh. Do vậy, song song với việc uống Siro Ho thảo dược, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, cha/mẹ nên làm ấm cho bé bằng việc thoa Dầu tràm – Khuynh Diệp vào lưng, ngực, gan bàn chân, day huyết dũng tuyền cho trẻ. Các chuyên gia nhấn mạnh: “Không vội vàng cho trẻ sử dụng thuốc ho trẻ em Tân dược, thuốc kháng sinh”.

Bí quyết trị ho cảm cho trẻ vào ngày xuân hiệu quả, ít ai biết1

Bởi thực tế, ngoài nguyên nhân nhiễm lạnh, thì một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng ho, hắt hơi, sổ mũi ở trẻ là do virus. Khi gặp lạnh, không khí ở mũi không được sưởi ấm, lọc sạch kết hợp với sức đề kháng ở trẻ chưa tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho Virus xâm nhập gây bệnh. Việc sử dụng kháng sinh cho chỉ định này hầu như thất bại vì kháng sinh gần như không có tác dụng diệt được virus, do đó, không nên sử dụng cho ho và cảm lạnh thông thường. Còn các thuốc giảm ho kháng Histamin chỉ làm cho đờm, dịch mũi đặc lại giúp giảm giả tạo các dấu hiệu ho, sổ mũi. Thực tế đờm đọng lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến bệnh nặng thêm và dễ gây viêm phế quản…

Nếu bé ho, kèm theo sốt và đờm đặc vàng hoặc xanh thì khi đó có thể kèm theo bội nhiễm vi khuẩn. Trường hợp này nên cho trẻ đi khám hoặc có thể kết hợp dùng kháng sinh phù hợp với siro ho cảm thảo dược vừa trị nguyên nhân và triệu chứng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Các Bách sỹ phân tích rằng: Siro ho cảm Thảo dược với thành phần chính là Quất, Mật Ong, Húng chanh và các thảo dược khác vừa giúp trị nguyên nhân cảm lại trị cả triệu chứng ho hắt hơi, sổ mũi. Bởi, thành phần mật ong là “thuốc kháng sinh tự nhiên số 1” mà con người nên sử dụng khi gặp các vấn đề ho, cảm cúm bởi khả năng kháng được nhiều loại vi khuẩn, nấm và vô cùng lành tính.

Nghiên cứu của trường đại học Pensylvania (Hersey, Mỹ), tiến hành ở hơn 105 trẻ trên 1 tuổi cũng cho thấy: nhóm trẻ uống mật ong nguyên chất 30 phút trước khi đi ngủ giảm các cơn ho và co thắt nhiều hơn hẳn so với nhóm trẻ sử dụng hoạt chất tân dược có tác dụng giảm ho thường dùng là Dextromethorphan.

Cùng với Mật ong, Húng Chanh là thảo dược có thành phần chủ yếu là tinh dầu chứa Carvacrol nên có khả năng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, giảm ho, long đờm.

Đông y cũng ghi nhận tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, giải cảm, sát khuẩn, chữa ho, viêm họng, cảm cúm… của Húng Chanh. Thảo dược này đã được Bộ Y tế xếp vào danh mục 70 cây thuốc Nam thiết yếu.

Kết hợp với Quất – loại quả chứa nhiều Pectin, tinh dầu, đường và các vitamin, nhất là vitamin C càng làm tăng tác dụng chống viêm, long đờm giảm ho, kháng khuẩn, kháng virus.

Vitamin C trong quả quất cũng đã được nghiên cứu để ngăn ngừa hoặc điều trị cảm lạnh. Một đánh giá gần đây cho thấy việc dùng vitamin C thường xuyên sẽ có khả năng giảm bớt thời gian cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Với công thức 3 thảo dược này cùng với một số thảo dược như Cát cánh giúp long đờm, các hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng để loại  bỏ triệt để ho – cảm ở trẻ, nhất là vào những ngày xuân ẩm thấp. Sự phối hợp giữa Mật ong – Húng Chanh – Quất – Cát cánh không chỉ chữa trị phần ngọn của bệnh thông qua tác dụng giảm ho, tiêu đờm, mà còn có khả năng trị căn nguyên nguồn bệnh. Nhờ cơ chế này, ho – cảm ở trẻ không chỉ khỏi nhanh, an toàn mà còn đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững.

Phạm Ngọc Hoàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *